Inversion – Nghĩ ngược lại và làm khác đi

Nhân vật Sherlock Holmes đã từng có câu nói kinh điển “Once you eliminate the impossible, whatever remains, no matter how improbable, must be the truth.” – Một khi bạn loại bỏ tất cả những điều không thể, thì điều còn lại, dù khó tin đến như thế nào, vẫn sẽ là điều có thể.

Trong số những mô hình tư duy phổ biến thì “tư duy ngược” là kiểu tư duy được áp dụng rất rộng rãi.

Áp dụng lối tư duy này, khi gặp bế tắc trong các vấn đề trong công việc và cuộc sống, chúng ta có thể thử tìm cách đặt câu hỏi, nhìn vấn đề theo những cách ngược lại.

Một vài ví dụ của việc tư duy ngược lại:

  • Thay vì đặt câu hỏi, làm sao để ra quyết định đúng, chúng ta có thể đặt câu hỏi là: có những “quyết định sai” nào mà chúng ta cần tránh?
  • Đối với dân lập trình, chắc bạn cũng không lạ gì thuật ngữ “anti-pattern”, hoặc “code smell”. Để làm cho những đoạn code đẹp và dễ bảo trì hơn, thay vì đặt câu hỏi là code đẹp là như thế nào, dân lập trình sẽ thường cố gắng refactor code của mình làm sao để tránh “code smell”.
  • Đối với dân làm sản phẩm, bên cạnh việc tìm cách để cho nhiều người dùng sử dụng sản phẩm của mình, chúng ta có thể đặt câu hỏi là tại sao những người “không sử dụng” sản phẩm của mình lại có quyết định đó?
  • Đối với quyết định đầu tư, thay vì tìm hiểu xem một dự án là “tiềm năng” đến đâu, chúng ta có thể đặt câu hỏi là những dự án trước đây đã thất bại là vì cái gì?
  • Đối với dân start-up, thay vì tin rằng ý tưởng của mình sẽ thành công, có thể tự đặt câu hỏi là tại sao những ý tưởng tương tự đã thất bại?
  • Để tìm kiếm niche-market, đôi khi bạn cần trả lời câu hỏi “những phân khúc nào là không phù hợp với mình?”
  • Để tìm kiếm công việc phù hợp, bạn có thể thử suy nghĩ “những công ty nào mình nên tránh?”
  • ….

Leave a comment