Mô hình tư duy – Mental Models

Thế giới mà chúng ta đang sống thật sự rất phức tạp với rất nhiều thông tin, tri thức mà dù có muốn hay không bạn đều phải tiếp nhận hàng ngày hàng giờ. Song song với quá trình tiếp nhận thông tin, bạn phải liên tục ra quyết định về mọi thứ liên quan đế cuộc sống của mình, từ những việc nhỏ như nên đi bên trái hay bên phải, hôm nay ăn gì, ngày mai đi đâu cho đến những việc lớn như năm nay cần làm gì, cần bán món hàng gì, cần xây dựng mô hình kinh doanh như thế nào, cần dùng người nào và bỏ người nào, …

Thiếu đi những mô hình tư duy phù hợp, bạn sẽ dễ quên cũng như luôn cảm thấy rối rắm trong việc ra quyết định trong cuộc sống như: có nên mua nhà hay không? Có nên để dành tiền hay nên mang đi đầu tư? Khẩu vị rủi ro nào là đủ? Tình bạn thế nào nên duy trì? ….

Continue reading “Mô hình tư duy – Mental Models”

Sự hình thành và phát triển của các cộng đồng công nghệ ở Việt Nam

Đứng trước giai đoạn được xem là bước khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam đang tiếp cận những cơ hội lớn, sẵn sàng cho sự chuyển mình đầy tích cực và nhanh chóng trên toàn diện, không chỉ kinh tế, mà cả văn hóa, xã hội, giáo dục và công nghệ. Đáng kể và dễ dàng nhận thấy nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin chính là việc hình thành và phát triển các hội, nhóm, tổ chức mang tính cộng đồng và có sự kết nối cao những năm gần đây. Sự hình thành này bắt đầu vào năm 2012, vừa đem tới những lợi ích, hy vọng cho cộng đồng công nghệ, vừa bộc lộ nhiều điểm yếu, khó khăn. Nhưng cho tới bây giờ, người viết cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu cho một chuyển động mạnh mẽ và tiềm năng hơn nữa, hứa hẹn là một động lực giúp thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.

Bài viết này được dựa trên quan sát cá nhân của người viết, vốn đã từng tổ chức hoặc tham dự vào các cộng đồng công nghệ từ năm 2012 tới giờ. Continue reading “Sự hình thành và phát triển của các cộng đồng công nghệ ở Việt Nam”

Vài ghi chú về làm việc nhóm

 

Trưởng nhóm

Trưởng nhóm cần được lựa chọn một cách nghiêm túc. Khi một thành viên được bầu/chấp nhận làm trưởng nhóm, thành viên đó cần ý thức về trách nhiệm và quyền hạn của mình đối với nhóm. Các thành viên khi bầu trưởng nhóm cũng cần phải có cùng nhận thức về vấn đề này.

Continue reading “Vài ghi chú về làm việc nhóm”

Vài ghi chú về việc giao tiếp qua email

Xác định mục tiêu và đối tượng đọc của email
Mỗi một email được viết ra đều nhằm hướng đến một đối tượng đọc nào đó. Người viết cần phải xác định được người đọc email của mình sẽ là ai, và mình muốn truyền đạt thông tin gì. Continue reading “Vài ghi chú về việc giao tiếp qua email”

24852257_10213307961350290_1978660622174308521_n

Hình này minh họa cho ý: để cho việc sáng tạo được hiệu quả, cần xác định những giới hạn cho việc sáng tạo đó. Giới hạn ở đây có thể là một tập các quy luật, mô tả những ý tưởng gì là phù hợp, ý tưởng gì thì sẽ cần phải loại bỏ ngay từ đầu.

Những lĩnh vực khác mình rõ lắm, nhưng trong cái ngành phần mềm của mình, sự sáng tạo thường phải đi đôi với một vấn đề gì đó cần phải giải quyết.

Do vậy, không tạo cho mình một vài điều kiện ràng buộc để sàng lọc ý tưởng sẽ dễ dẫn đến việc sáng tạo một cách lan man không mục đích.

Đề ra một phương pháp có vẻ hay, nhưng lại không giải quyết được vấn đề nêu ra. Nghĩ đến một kỹ thuật cool để code, mà lại không làm ra được specs. Tạo ra một giao diện độc đáo chưa ai nghĩ đến, và cũng chẳng ai biết cách xài luôn ….