
Thế giới mà chúng ta đang sống thật sự rất phức tạp với rất nhiều thông tin, tri thức mà dù có muốn hay không bạn đều phải tiếp nhận hàng ngày hàng giờ. Song song với quá trình tiếp nhận thông tin, bạn phải liên tục ra quyết định về mọi thứ liên quan đế cuộc sống của mình, từ những việc nhỏ như nên đi bên trái hay bên phải, hôm nay ăn gì, ngày mai đi đâu cho đến những việc lớn như năm nay cần làm gì, cần bán món hàng gì, cần xây dựng mô hình kinh doanh như thế nào, cần dùng người nào và bỏ người nào, …
Thiếu đi những mô hình tư duy phù hợp, bạn sẽ dễ quên cũng như luôn cảm thấy rối rắm trong việc ra quyết định trong cuộc sống như: có nên mua nhà hay không? Có nên để dành tiền hay nên mang đi đầu tư? Khẩu vị rủi ro nào là đủ? Tình bạn thế nào nên duy trì? ….
Trong một bài thuyết trình nổi tiếng của mình, Charlie Munger, nhà đầu tư huyền thoại, đã tổng hợp về vai trò của mental models như sau:
“Để trở nên khôn ngoan, điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ, đó là bạn sẽ không thật sự hiểu một vấn đề gì đó chỉ bằng cách ghi nhận các sự kiện, các thông tin một cách riêng lẻ và rời rạc. Nếu những thông tin, những sự kiện mà bạn tiếp nhận không được liên kết với nhau theo một cách thức, một mô hình, một lý thuyết gì đó thì nó chỉ là những mảnh vỡ rời rạc và vô dụng.
Bạn cần phải thiết lập cho mình những mô hình, những cách tiếp cận, những lý thuyết phù hợp và không ngừng rèn luyện việc sử dụng những mô hình này đến mức thuần thục thành thói quen.”
– Charlie Munger
(Câu nói trên là do mình diễn đạt lại theo ý mình, các bạn có thể đọc phiên bản gốc ở đây.)
Có thể thấy, việc học hỏi và tích luỹ đa dạng các “mô hình tư duy” rất quan trọng. Một số nhóm mô hình mà mình thấy hữu dụng:
- Những mô hình tư duy đặc trưng cho nhóm ngành kinh tế như quy luật cung cầu, dòng tiền, lãi suất, rủi ro, SWOT … Dù chuyên môn của bạn không liên quan, nhưng cũng nên dành thời gian tham khảo những mô hình tư duy đặc trưng của các nhóm ngành khác vì đôi lúc nó cũng giúp bạn rất nhiều trong các quyết định liên quan đến cuộc sống. Ví dụ như khi học về tài chính, bạn sẽ tiếp cận mô hình dòng tiền (cashflow), thông qua đó bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi “Nên để dành tiền hay nên đầu tư”.
- Giới start-up sẽ có những mô hình nổi bật như “Business model canvas”, “Lean Start-up”
- Một số mô hình tư duy tập trung về những vấn đề hay ngộ nhận, những lỗi sai trong suy nghĩ (bias), bạn có thể tham khảo ở quyển The art of thinking clearly hoặc theo dõi những
- Tìm hiểu thêm về các loại Nguỵ biện
- … và còn nhiều nữa.
4 thoughts on “Mô hình tư duy – Mental Models”