Năm 1913, Maximilian Ringelmann, một kỹ sư người Pháp, trong quá trình nghiên cứu năng lực kéo của ngựa đã đưa ra một kết luận đó là khi cho hai con ngựa cùng kéo một đồ vật, thì lượng năng lượng cả hai con bỏ ra sẽ ít hơn so với việc mỗi con kéo riêng lẻ.
Khi áp dụng nghiên cứu tương tự cho con người, Maximilian cũng nhận thấy điều tương tự. Khi nhiều người đàn ông cùng tham gia vào cuộc thi kéo co thì tổng lực mà cả đội cùng bỏ ra sẽ ít hơn lực của từng cá nhân khi kéo riêng lẻ hết sức và cộng lại.
Thuật ngữ cho tình trạng này được gọi là “Social loafing” hay nói nôm na là “Cha chung không ai khóc”.
Tình trạng này xảy ra ở những tổ chức, những hoạt động trong đó nỗ lực của cá nhân là khó nhận thấy, và sẽ chìm lẫn trong nỗ lực của cả tập thể. Nếu tổ chức đó được định hướng một các hoàn hảo thì có thể là các cá nhân sẽ cố gắng cống hiến hết sức mình, nhưng thực tế điều này là rất khó. Tình huống thường thấy là các cá nhân sẽ chỉ phấn đấu một phần sức lực của mình, vì họ nghĩ rằng “người khác lo đủ rồi”.
Bài viết liên quan: Social Proof
One thought on “Social Loafing – 1+1 < 2 hay là cha chung không ai khóc”