Trong lần đầu sang Singapore công tác, tôi học được một quy tắc ứng xử của người dân Singapore đó là khi đi trên thang cuốn thì sẽ đứng bên trái, và chừa phía bên phải để những người vội vã có thể chạy lên. Và vô hình chung, tôi vừa nhìn thấy họ làm điều đó thì tôi cũng làm theo. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta chịu sự tác động của Social Proof, hay nôm na là hiệu ứng bầy đàn.
Social Proof là một hiệu ứng ám chỉ việc một cá nhân sẽ có khuynh hướng ứng xử tương đồng với tập thể mà người đó thuộc về. Ở trong một tập thể mà ai cũng bỏ rác đúng nơi quy định, thì tự khắc chúng ta cũng sẽ làm điều tương tự nếu không sẽ bị đào thải. Nhưng nếu trong một tập thể nơi mọi người bỏ rác lung tung, tự khắc chúng ta sẽ cảm thấy “kỳ kỳ” khi bản thân mình lại làm điều đúng.
Và chính như hai ví dụ đó nêu ra, Social Proof có tác động tích cực khi “tập thể” đang hành xử theo chiều hướng tốt, đang tin vào điều đúng. Nhưng ngược lại, chúng ta cũng phải ý thức được rằng, khi nhiều người xung quanh chúng ta cùng tin vào một thứ, không có nghĩa là đó chắc hẳn là điều đúng và chúng ta phải làm theo.
Là một người lý trí, chúng ta cần phải luôn tự có phán xét đúng, sai của riêng mình.
Bài viết liên quan: Social Loafing
One thought on “Social Proof – Nhiều người tin thì chưa hẳn là điều đúng”