Trong bài viết trước mình đã đề cập đến kỹ thuật Time Block. Một trong những tác dụng của áp dụng Time Block đó là sau một vài tuần áp dụng, bạn sẽ biết được Life Structure của bạn hiện đang là như thế nào. Life Structure ở đây có nghĩa là cách bạn phân bổ thời gian của mình vào cái loại hoạt động, vai trò, dự án, … như thế nào.
Life Structure của bạn có thể tương tự thế này. Trong đó, bạn sẽ nhìn thấy được thời gian bạn dự kiến bỏ ra cho từng nhóm hoạt động, so với thời gian thực sự bạn đã bỏ ra.

Tại sao điều này lại quan trọng? Vì nó giúp bạn tránh một vài sai lầm như:
Tránh bỏ sót điều gì là quan trọng trong cuộc sống của mình.
Có rất nhiều khi, do bận rộn và bị công việc cuốn đi nên chúng ta không ý thức được thời gian của mình đang dành cho những việc gì, những thứ đó liệu có quan trọng hay không? Time Block sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Nếu một thứ gì đó là quan trọng với cuộc sống của bạn, thì nó nên xuất hiện đều độ trong Time Log của bạn. Nếu không thì bạn nên xem xét lại độ ưu tiên của mình xem bạn đã xác định độ ưu tiên hợp lý hay chưa.
Biết được tiến độ của các thói quen bạn đang muốn xây dựng.
Nếu thói quen đó không xuất hiện một cách đều đặn trong thời gian gần đây, vậy thì rõ ràng bạn cần phải xem lại cách xây dựng thói quen của mình. Mỗi hành vi để tạo thành thói quen cần được lên lịch trình và xuất hiện một cách liên tục và ít gián đoạn.
Trước khi cố gắng làm thêm một công việc gì đó, bạn sẽ tự kiểm nghiệm lại được là liệu mình có đủ thời gian để làm công việc đó hay không?
Life is a zero-sum game. Nếu lấy thời gian từ block này thì tức là bạn sẽ bỏ bớt những việc khác bạn đang làm. Vậy những block đã bị bỏ bớt đó liệu có quan trọng với bạn hay không? Có đáng đánh đổi để làm thêm công việc A, B, C, … hay không?
Bạn đưa ra cho một mục tiêu vào 3-4 tháng tới. Liệu mục tiêu đó có khả thi?, Nếu dựa vào time log cho thấy trong vài tuần gần đây bạn không hề dành đủ thời gian cho mục tiêu đó, vậy thì bạn cũng nên bắt đầu điều chỉnh lại kế hoạch của mình là vừa.