The Halo Effect hay là hiệu ứng “Tôi nổi tiếng nên tôi nói anh phải nghe”

HaloEffect.png

 

Một chàng X vô tình gặp một người lạ ăn mặt xuềnh xoàng trước mặt đang nói chuyện với vài bạn trẻ trẻ đang chăm chú lắng nghe,  X thử lắng nghe câu chuyện của họ thì X cảm thấy nội dung cũng bình thường thôi. Cũng vài ba lời khuyên thế này thế kia rằng muốn làm giàu thì phải nhẫn nại, phải “kiên gan bền chí”. Rằng việc học ở trường không phải là duy nhất, mà phải học ở ngoài cuộc sống. Phải luôn luôn quan sát những người xung quanh và học tập từ họ…. đại loại là những điều X nghe từ người xung quanh cũng nhiều.

Nhưng rồi, dần dần X bắt đầu thấy gương mặt của người lạ này hơi quen quen. À, ông ta đã xuất hiện trên báo, là một tỷ phú có khối tài sản hàng tỉ đô la. Và thế là X bắt đầu chú tâm hơn vào những điều ông nói. Và X bắt đầu gật gù với những lời ông tỷ phú dạy.

Điều X đã phạm phải, chính là “halo effect“, hay còn gọi là “Ai nổi tiếng thì họ sẽ nói đúng”.

 

Halo Effect là một loại xu hướng nhận thức được khám phá bở nhà tâm lý học Edward Lee Thorndike.

Trong các nghiên cứu của mình, Edward đã phát hiện ra rằng một vài yếu tố đặc trưng như sắc đẹp, tuổi, danh tiếng, khả năng tài chính, … thường có tác động mạnh đến nhận thức của người đối diện dẫn đến những phán đoán sai lầm về một khía cạnh nào đó khác của họ.

Giống như lâu lâu trên báo chúng ta lại hay thấy: “Hãy cùng chọn mắt kính với diễn viên X”, hay là “KInh nghiệm đi A-B-C theo người mẫu Y”, … cũng là những bài viết lạm dụng hiệu ứng này. Việc gắn một điều gì đó với một người nổi tiếng, chính là đang dẫn dắt tâm lý của người đọc, khiến cho chúng ta cảm nhận sai lệch về độ tin cậy của nội dung. Dù sao thì: Diễn viên X chắc gì đã là chuyên gia thời trang, người mẫu Y chắc gì đã là hiểu biết du lịch?

Gần gũi hơn, lâu lâu một vài nhân vật nổi tiếng sang Việt Nam, thế là báo chí và cộng đồng sẽ lại có dịp tận dụng Halo Effect để tung hô những câu nói, những quan điểm của họ. Nhưng thử nhìn lại những gì họ nói, họ nhận định xem. Cũng đâu có gì mới khi bạn cũng sẽ gặp hàng ngày những con người đáng kính trọng và cũng nêu ra cùng thứ quan điểm đó. Có lẽ cái khác là những con người kia lặng lẽ và âm thầm hơn. Dân gian ta có câu “Bụt chùa nhà không thiêng” có lẽ cũng là vậy.

Thế nên, nếu lần sau mà bạn cảm thấy mình đang tin một ai đó, xem trọng ý kiến của một ai đó nhiều chỉ vì họ nổi tiếng, họ có tiền, … thì có lẽ bạn cần dừng lại và suy ngẫm lại nhận định của mình xem ý kiến của họ có thực sự hợp lý, hợp logic không. Cũng như cần xem xét lĩnh vực họ nêu ý kiến ra liệu có phải là chuyên môn của mình không?

Một câu nói mà thằng bạn thân của mình đã từng nói với mình từ hồi cấp 2, đến giờ vẫn còn nhớ: “Mày đừng nghĩ mày học giỏi thì nói cái gì cũng đúng”.

Ừ thì nó nói cũng đúng thật.

Xem thêm: Déformation Professionnelle

One thought on “The Halo Effect hay là hiệu ứng “Tôi nổi tiếng nên tôi nói anh phải nghe”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s