Hồi xưa, khi học lý thì mình thấy bản chất của việc giải quyết một bài toán vật lý thì dựa vào việc tìm cách đưa nội dung mô tả về các công thức vật lý, sau đó vận dụng các định lý, nguyên lý vật lý để chứng minh, tính toán các công thức đó để tìm ra kết quả cần tìm.
Thường khâu mình thấy khó nhất sẽ là khâu (1), tìm cách hiểu đề, hiểu nội dung bài toán.
Sau này học thêm chút ít về kinh tế, quản trị, mình cũng thấy điều tương tự. Trong các lĩnh vực này đều có rất nhiều lý thuyết và mô hình, và cơ bản quá trình ứng dụng kiến thức kinh tế hay kiến thức quản trị là quá trình 4 bước:
- Bước 1: đưa được những vấn đề về con người, về chi phí, giá cả mà bản thân đang gặp phải về lại những mô hình tương ứng trong kinh tế, quản trị (tháp nhu cầu maslow, bài toán cung cầu, chi phí thặng dư, cashflow, mô hình tính toán chi phí…)
- Bước 2: mô tả kết quả muốn đạt được trong khung mô hình lý thuyết tương ứng
- Bước 3: vận dụng những kiến thức thuộc phạm trù mô hình lý thuyết, các công thức biến đổi để tìm cách đưa ra được cách giải quyết vấn đề (trong phạm vi mô hình)
- Bước 4: ứng dụng những bước chuyển đổi tìm được ra thực tế (nâng giá, giảm lương, tiết giảm nhân lực, …)
Thông thường, những người chỉ học lý thuyết mà không biết cách vận dụng thực tế thì thường chỉ làm tốt ở bước 3, chỉ giải quyết được bài toán trong phạm vi lý thuyết chứ không biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. Người giỏi vận dụng, nhưng bị yếu bước 3 thì cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Thế nên để giải quyết công việc nhanh, hiệu quả cần phối hợp cả 2 thứ: vận dụng lý thuyết hiệu quả (1,2,4) cùng một nền tảng kiến thức vững chắc (3)
One thought on “Học đi đôi với Hành”