Ở bài viết trước, mình có đề cập đến một sơ đồ biểu diễn về các vùng của sự hiểu biết. Một câu hỏi thường xuyên đặt ra đó là “Làm sao để biết những điều mình không biết?”
Sơ đồ trên mô tả một kỹ thuật gọi là “trừu tượng hóa những kiến thức đang có” và suy luận để tìm ra mình đang không biết những gì.
Ví dụ: bạn có thể từng nghe/học về phân tích SWOT, hoặc phép phân tích root cause dùng biểu đồ xương cá (Fish-bone diagram) hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa. Nếu chỉ dừng ở đây thì điều bạn học được sẽ chỉ là 2 kỹ thuật phân tích này.
Nhưng, nếu bạn tự hỏi, đâu là điểm chung giữa hai kỹ thuật này, đâu là thuật ngữ / từ khóa minh họa cho một khái niệm tổng quát hơn? Chỉ cần đọc kỹ trên Wikipedia thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra được một từ khóa chung: Visualization Tool, Thinking Tool. Nói cách khác, hai kỹ thuật phân tích SWOT và biểu đồ Ishikawa đều thuộc nhóm những công cụ tư duy (Thinking Tool). Dựa vào từ khóa này, chúng ta có thể tìm ra được những kỹ thuật khác cũng thuộc nhóm Thinking Tools. Từ đó mở rộng ra phạm vi hiểu biết của bản thân.