What you read will nurture your mind

What you read nurture your mind.png

Hồi cái thời mà còn đi học, thì internet vẫn còn là thứ mới mẻ. Nên những thứ mình đọc vẫn xoay quanh sách, báo giấy, tạp chí là nhiều. Mình vẫn còn nhớ cái cảm giác đặt báo hàng tháng, rồi chờ tới ngày tờ báo được đưa tới tay mình, rồi ngấu nghiến từng câu từng chữ.

Hồi đó thông tin chưa nhiều như bây giờ, nên vớ được cái gì là cứ đọc cái đó, đến hết thì thôi. Giờ thì ngược lại. Thông tin nhiều, và ngập tràn. Khiến cho việc đọc trở nên khó khăn, vì nó … nhiều quá. Bản thân việc tập trung đọc một thứ gì đó cũng không phải là dễ.

Thế nên mình có vài ghi chú nhỏ, giúp bản thân phân biệt và định hướng tốt hơn trong việc chọn lọc nơi để đọc.
Một cách đơn giản, thì lượng content online hiện tại được xuất phát bởi 2 nhóm chính mình sẽ quan tâm:
  • Content Factory
  • Content Distributor
(Xin phép dùng tiếng Anh cho 2 thuật ngữ này, vì dùng tiếng việt ko biết dùng từ gì nghe cho nó hợp)
VietLach (1).png

Content Factory

NhipCauDauTu.PNG

  • Đây là nơi content ban đầu được tạo ra. Có thể là một blog cá nhân, hay một trang blog nhiều tác giả, hay một tờ báo, một facebook cá nhân, …
  • Mỗi content Factory thường sẽ để phục vụ mục đích nào đó, như nhu cầu của chính tác giả muốn viết lại để chia sẻ trải nghiệm của mình, ghi chú, … hoặc là một nhóm tác giả muốn tạo nơi sinh hoạt và thu hút người mới, … hoặc để kiếm tiền từ quảng cáo …
  • Content Factory chất lượng cao hay thấp, sẽ chịu sự tác động bởi mục tiêu ban đầu, thời gian, số người, năng lực và độ hiểu biết của người viết.
  • Những bạn nào thích đọc từ nguồn, thích follow tác giả, thì nên xem một cách tổng thể những nội dung của nguồn đó là như thế nào, tại sao họ lại viết, đội ngũ viết bài có chiều sâu như thế nào, họ “hiểu” về đề tài họ viết hay là họ “biết” về đề tài đó? Phân biệt Hiểu và biết.
Vài ví dụ về Content Factory
Vài tiêu chí đánh giá Content Factory:
  • Trình độ / chuyên môn của người viết bài / nhóm viết bài
  • Tiêu chuẩn chất lượng của trang
  • Tiêu chuẩn chung về chất lượng của bài viết như thế nào? Chỉ cần có nội dung là được, hay phải có cả ảnh và nội dung, hay phải chỉnh chu?
  • Factory tập trung vào mảng nào, những chủ đề gì.

Content Distributor

BrandVN.PNG

Đây là những website / fanpage có mục đích quy tụ nhiều content từ nhiều nguồn. Ngoài ra, Distributor cũng sẽ đưa thêm nội dung từ phía cộng đồng lên nếu cần. Tùy vào mô hình hoạt động của website / fanpage mà sẽ quyết định tự làm content (hình ảnh, bài viết) nhiều hay ít.
Giá trị của Content Distributor được tạo ra thông qua việc gom bài viết từ nhiều nguồn, sắp xếp bài viết theo nhiều chủ đề hơn, độ phủ rộng hơn, chọn lọc và cung cấp thêm thông tin nhận xét, review cho content.
Làm Content Distributor hiện tại dễ hơn so với làm Content Factory rất nhiều. Một tác giả để viết ra được một bài viết tử tế, cũng cần vài tiếng suy nghĩ, có khi là vài ngày ngồi viết. Trong khi chỉ cần copy và paste từ vài nguồn là đã có ngay được một bài viết. Thế nên rất nhiều trang web / fanpage chọn làm Distributor.
Thế nhưng việc liên tục chạy theo KPI dẫn đến hệ quả là nhiều Distributor đã không thực hiện đúng chức năng của mình, cũng như không thực sự tạo ra được loại giá trị cần thiết mà cộng đồng cần. Chính những nhóm Distributor này đã góp phần làm cho hệ thống nội dung ngày càng loãng đi, khi những bài viết được gom, dịch một cách vô tội vạ, lẫn lộn giữa các loại content theo những mục đích, nhóm khác nhau, khiến việc tiếp thu ngày càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy, việc chọn lọc Content Distributor là rất quan trọng. Chỉ nên follow những fan page / website nào phân phối những content thực sự chất lượng và phù hợp với mục đích của bản thân mình.
Vài câu hỏi đặt ra để hiểu và lựa chọn về Content Distributor:
  • Họ lấy nội dung từ đâu? Có đủ rộng không?
  • Nguồn nội dung của họ có đủ sâu không?
  • Nội dung dịch có được đầu tư dịch nghiêm túc hay là dịch một cách cẩu thả?
  • Nội dung re-post thì có xin phép nguồn chưa? Họ có tôn trọng bản quyền bài viết hay không?

Ví dụ phân tích

Khi vào trang autopro.com.vn, bấm vào một bài báo, bạn sẽ nhìn thấy dòng “Hải Yến – Theo Trí Thức Trẻ”. Từ đó suy ra, trang autopro có lấy một phần nội dung từ báo điện tử Trí Thức Trẻ.

autopro.vn.PNG
Lần theo đường link, vào trang Trí Thức Trẻ, bạn sẽ thấy trang này đang liên kết với các nguồn khác như Kenh14, Soha, GameK, … (Có thể là họ liên kết, có thể là chung chủ sở hữu, mình không có đủ thông tin được kết luận xa hơn)
TriThucTre.PNG
Từ Trí thức trẻ, lại bấm vào trang soha.vn, bấm vào một bài trên đầu, mình thấy ngay là đây là bài viết được đăng lại từ Trí Thức Trẻ.
Soha.PNG
Thử tìm kiếm trên trang Trí Thức Trẻ, bạn sẽ thấy, có một bài viết tương tự.
TriThucTre-Soha.PNG
Từ đó, mình có thể phác thảo được sơ đồ nội dung về nguồn phân phối như bên dưới.
VietLach (2).png
Bỏ qua yếu tố business, thì mình có thể thấy được giá trị lớn nhất trong việc phân phối lại nội dung này, đó là content sẽ mang tính cô đọng hơn. Một người thích tìm hiểu về Ô tô, họ sẽ theo đọc trang Autopro, giới trẻ thì thích theo Kenh14, Giới game thủ thì theo GameK. Từ đó, giá trị tạo ra của Distributor cũng được thể hiện rõ ràng.
Tóm gọn:
  • Cần phân biệt xem bạn đang cần đọc gì? Nguồn đang đọc là thuộc loại nào?
  • Tham khảo và tự lập ra cho mình một tiêu chí đánh giá những nguồn mình cần đọc và nên đọc.
  • Bớt đọc những nguồn nội dung thiếu chất lượng, copy bài mà không ghi nguồn, dịch cẩu thả chỉ nhằm chạy theo KPI.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s